Le Minh Duc

On The Way

  • Meta

  • Categories

  • Usefull links

  • Interesting Photos

Archive for the ‘Business’ Category

Bill Gates – người bỏ học lừng danh

Posted by LE MINH DUC on April 23, 2006

Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một sinh viên gầy ốm, học hành không mấy xuất sắc đã tuyên bố với các giáo sư Harvard: anh sẽ trở thành triệu phú năm 30 tuổi. Năm 31 tuổi, người sinh viên ấy trở thành tỷ phú.

Tỷ phú Bill Gates. (AP)

Đó là Bill Gates, người mà một trong các giáo sư này về sau từng nhận xét: “Gates là một doanh nhân kiệt xuất nhưng là một cá nhân quái gở”.

“Đừng đấu với cậu ta”

Cả đời Bill Gates đấu tranh cho sự độc lập, cho việc khẳng định “cái tôi” của mình. Nạn nhân đầu tiên của sự tự khẳng định này là cha mẹ ông. Mẹ của Gates, bà Mary, là một giáo viên phổ thông nghiêm khắc. Có lần, bà phạt con trai phải xuống tầng hầm vì tội không chịu dọn phòng. Tới giờ cơm, gọi mãi vẫn không thấy con lên, bà phải xuống nước:

– Tại sao con không trả lời? Con làm gì dưới đó?
– Con suy nghĩ.
– Còn suy nghĩ nữa đấy? – Bà mẹ giận sôi lên.
– Đúng. Con suy nghĩ. Vậy mẹ chẳng bao giờ phải suy nghĩ à?

Khi đó Gates đang học lớp sáu.

Lo âu về cuộc nổi loạn của cậu con, cha mẹ Gates đưa con tới chuyên gia tâm lý. Sau vài buổi làm việc, nhà tâm lý tuyên bố: “Ông bà sẽ thua trong trận chiến với cậu ta thôi. Vì thế tôi khuyên hai người phải thích nghi với cậu bé. Thậm chí đánh đập cũng chẳng ích gì. Đấu nhau với cậu ta là vô vọng, chẳng ích gì đâu”. Cha mẹ Gates nghe theo lời khuyên.

Năm tháng trôi qua, nhiều nhà khổng lồ Mỹ bằng kinh nghiệm riêng của mình đã hiểu thế nào là đấu nhau với Gates. Trong vòng hai thập niên, William Henry Gates III đã bỏ lại phía sau nhiều kẻ cạnh tranh.

“Sếp sẽ là tôi”

Cha của Gates là một cựu luật sư, đang điều hành công việc từ thiện của con trai, có lần kể lại: “Còn là một đứa bé, Bill đã tự lắc chiếc nôi của mình”.

Từ chiếc nôi tự lắc đó, Bill đã bò ra, bé tí và ốm yếu, nhưng tinh thần kiên cường. Cha mẹ Bill quyết định cho cậu vào học ở một truờng tư địa phương. Có lúc cậu mê mệt nghệ thuật biểu diễn, từng đóng vai chính trong vở “Hài kịch đen” của nhà hài kịch Scheffer. Thế nhưng cuối cùng, máy tính đã thắng nàng thơ.

Chính ở trường phổ thông Bill Gates 13 tuổi cùng người bạn Paul Allen lần đầu tiên đã chế ra một thiết bị đầu cuối (terminal) thô sơ của máy tính. Sau đó họ viết hai chương trình, Chương trình thứ nhất biến thành một hệ thống toán học, còn nội dung chương trình thứ hai người ta không dám tiết lộ, nhưng có người giải thích: đọc xong tiểu sử Napoleon, Gates đã viết một trò chơi điện tử có tên “Rủi ro”, mục tiêu là thống lĩnh thế giới.

Thuở nhỏ, Gates học chẳng giỏi giang gì. Thế rồi bất ngờ cậu tốt nghiệp lớp 9 với toàn điểm A mà chẳng hề dòm ngó gì trong sách, đàng hoàng bước vào top 10 học sinh giỏi nhất Mỹ trong kỳ thi năng khiếu. Lớp 10, Bill đã không học, mà dạy vi tính. Khi đó, cậu đã viết chương trình giúp lên kế hoạch hiệu quả hơn cho thời biểu học của lớp. Nhưng chương trình này còn có một mục tiêu bí mật: giúp Gates ghi danh vào các lớp có các nữ sinh đoan trang.

Những năm đó, Bill Gates có người bạn thân là Kent Evans, con trai một mục sư. Bill Gates hồi tưởng: “Lúc đó, chúng tôi cùng đọc Fortune và mơ tới việc làm chủ thế giới. Tới tận giờ, tôi vẫn còn nhớ số điện thoại cậu ấy”. Họ cùng nhau thành lập công ty Lakeside Programme Groups và bắt đầu phục vụ cho các hãng xưởng địa phương.

Chính lúc đó, ngay trên ghế nhà trường, Allen đã mưu toan khuất phục Gates và nắm hết mọi việc. Nhưng rất nhanh sau đó Allen hiểu trong việc lập ra mã chương trình cậu hết sức cần con người tài năng và không biết mệt Bill Gates. Paul mời Gates hợp tác. “Được thôi”, Gates đáp, “Nhưng với một điều kiện: sếp sẽ là tôi”.

Microsoft ra đời

Để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, Evans thường đi leo núi. Một trong những kỳ leo núi của Evans đã kết thúc bằng tai nạn. Evans qua đời. Đó là bi kịch đầu tiên trong đời Gates. Cho đến trước đó, Gates chưa từng nghĩ về cái chết. Hai tuần liền Bill như trong một làn sương, không thể làm gì.

Cái chết của Evans làm Gates xích gần Allen hơn. Allen thuyết phục bạn trở thành, như sau này người ta nói, “kẻ bỏ học nổi tiếng nhất Harvard”. Thay cho chiếc bằng tốt nghiệp Harvard là sự ra đời của công ty Microsoft, lúc đầu được viết là Micro-Soft (còn có một phương án nữa là Allen and Gates Inc.). Công ty mới có nhiệm vụ cung ứng phần mềm cho các máy tính khi đó mới ra đời, đang rất “mốt”.

Huyền thoại Microsoft được dệt nên như sau: tháng 12/1974, Allen đi tới Harvard để gặp Gates. Trên đường đi, Allen ghé qua quầy báo mua một vài tạp chí. Và điều Allen tìm thấy ở một trong những tờ tạp chí đó đã vĩnh viễn thay đổi cuộc đời của ông và bạn. Trên bìa của tờ “Điện tử phổ thông” là ảnh chiếc máy tính Altair-8080, với hàng chữ to: “Chiếc máy vi tính đầu tiên trên thế giới có khả năng cạnh tranh với các mô hình thương mại”.

Vài ngày sau Gates liên lạc với nhà sản xuất Altair – công ty MITS, và thông báo đã cùng với Allen lập ra phiên bản ngôn ngữ chương trình Basic có thể dùng cho Altair. Gates nói láo. Bởi tới lúc đó đôi bạn chưa viết được một mã số nào. Không những thế, họ còn không có trong tay chiếc Altair nào, dù chỉ là một con chip. MITS, hiển nhiên không biết điều đó, phúc đáp rằng họ quan tâm tới kế hoạch của hai người. Thế là đôi bạn chạy nước rút với Basic.

Gates lo phần mã số, còn Allen lo kích hoạt Altair trên một chiếc máy tính học đường PDP – 10. Nửa tháng sau chương trình hoàn tất. Allen mang tới MITS. Đó mới là lần đầu tiên cậu chạm tay vào máy vi tính Altair. Điều kỳ diệu đã xảy ra – chương trình làm việc! Hợp đồng được ký. “Xuất hiện thị trường cung ứng phần mềm”, Gates vui sướng reo lên. Cùng với đó, Microsoft ra đời.

Khi còn ở Harvard, Gates chơi thân với Steve Ballmer, người sau này trở thành bộ óc của Gates. Khi Gates quyết định tập trung vào việc sáng tạo, ông giao cho Ballmer công việc điều hành Microsoft với chức chủ tịch công ty và giám đốc về công nghệ thông tin (CIO). Gates rủ Ballmer bỏ Procter &Gamble vào năm 1980, khi Microsoft phát triển nhanh tới độ cần một nhà quản lý “không phải dân kỹ thuật”.

(Theo Tuổi Trẻ)

Posted in Business, Favorite News, IT related | Leave a Comment »

MLM: N00b’s good opinion about USA

Posted by LE MINH DUC on November 10, 2005

To Doremon:

Trước tiên, n00b rất appreciate bạn đã rất mất công quote lại từng đoạn. n00b thì lazy lắm hehe. Giờ quay sang chuyện sample lớn sample nhỏ. n00b chẳng rảnh đến độ đi survey hết state này đến state khác, chẳng có lợi gì right? Cái mà n00b muốn nói là, có ai đó ở trên đã nói, MLM phát triển lắm ở các nước Châu Âu, USA. Ai ai cũng biết tên tuổi công ty ABC, XYZ, nhưng thực ra có phải vậy đâu? Thiệt sự là giờ ra đường bắt gặp ai đó hỏi mày có biết Amway không chắc nó cũng pó tay. n00b chiều nay cũng hỏi thử bà cô dạy Technical Writing (từng làm reporter, wrtiter cho nhiều magazine, newspaper nổi tếng ở USA) là có biết Amway, Herbalife? Thì câu trả lời cũng là không. Phóng viên còn không biết huống chi người bình thường. Chứng tỏ Amway sau hơn 70 năm vẫn chỉ là 1 cái bóng nhỏ xíu ở USA. Trong khi Amway là cây đại thụ trong MLM Industry. So, the point là đừng có đem mấy cái câu như MLM Coy này nổi tiếng ở nước A, B, C lắm này nọ. It’s just crazy.

Còn Doremon hỏi đừng hỏi Student thì n00b hỏi Pros rồi mà. Ngay cả những giáo viên dạy Biz trong trường có người biết có người không. Người biết thì chỉ biết sơ sơ về lý thuyết, còn người không thì pó đuôi. May lắm gặp ông dạy Markerting thì còn biết nhiều hơn mấy người kia nhưng mà vẫn phán 1 câu “it can not be better than any traditional ones, trust me”. Ngoài ra còn có ý kiến của 1 ông Finance đại loại như “There is really hard for a MLM company to reach its turning point. Even in that case, you have to be in the very first position to get its juice. If not, dont waste your time on it but other medium risk and high return business model.” Nói đến đây n00b hiểu he implied Stock vì n00b hay discuss với him về Stock.

Ok? pass qua vụ sample lớn sample nhỏ? By the way, doremon yên tâm. n00b ở Houston, city lớn thứ 4 của USA chỉ sau Los Angeles, Chicago, New York. Không có cảnh đồng quê đâu mà sợ không ai biết.

Còn cái này
Quote:
Như vậy nghĩa là sao? Điều đó có nghĩa là MLM đã qua mọi thử thách sóng gió, và tồn tại được bên Mỹ. N00b đừng đi hỏi sinh viên mà hãy hỏi những businessmen bên USA mà xem . Một cái mô hình tồn tại gần 1 thế kỉ như vậy, qua sự sàng lọc khốc liệt của thị trường Mỹ như vậy, mà chúng ta bảo trình độ người Mỹ về MLM là rất ít, liệu có ai có thể tin vào giả thuyết này?

lol, Nói đến đây chẳng phải doremon tự đưa mình vào case sample nhỏ sao? Đồng ý MLM vẫn tồn tại ở USA, nhưng thị trường rất là nhỏ hẹp. Đã qua tồn tại và sàng lọc nên mới có thể nói là 95% là Scam , con số này xuất phát từ thống kê ở USA ra mà. USA đã sàng lọc đó và cho ra kết quả đó. Số còn lại không scam nhưng ko có nghĩa là sẽ phát triển. Điển hình Amway vẫn chưa có Stock còn Herbalife thì chỉ vừa mới issue vào cuối năm ngoái…sau hơn bao nhiêu năm lăn lộn ở thị trường. Nếu đọc phân tích tài chính của Herbalife thì không khỏi giật mình về tính bấp bênh của nó. n00b cũng đã có dịp nói bên VNC NUS khi Dumbledore đưa ví dụ về Herbalife. Còn trường hợp Avon thì n00b phải công nhận là công ty đầu tiên và duy nhất ở USA ổn định về tài chính cũng như chiến lược kinh doanh. Là công ty duy nhất ngoại lệ ở USA trong MLM có được sự ổn định cần thiết như những công ty bình thường khác. Chính vì vậy Avon là 1 trong những công ty duy nhất được xếp hạng chung với các tên tuổi khác trong bảng xếp hạng các công ty có Best performance hàng năm ở USA. Nhưng 1 con én không mang lại mùa xuân mà? Avon quá lẻ loi trong 1 thị trường quá lớn như USA nói riêng và toàn cầu nói chung. Avon không thể 1 mình vực dậy cả 1 industry!

Còn cái này
Quote:
Nhưng có 1 điều, những công ty đầu sỏ ở Mỹ cũng như trên thế giới, đều có nguyên lý chung với MLM, đó là networking , mô hình công ty mẹ, công ty con… Chính thế nên dân MLM thường hay xem MircoSoft và rất nhiều công ty bự ở Mỹ là áp dụng MLM ở mức độ tập đoàn, và lấy đó làm ví dụ thuyết phục dân thường vào tham gia MLM

n00b nghĩ n00b đã giải thích cái này tại phần giới thiệu về bản chất của Direct Selling ở những trang đầu của Thread này. Cái vụ Microsoft, blah blah giống na ná vụ nhiều người lấy vd McDonald làm Franchise cái tự nhiên suy ra Bel Air bán Franchise là cái mắc cười nhất. Đã từng nghe 1 đứa làm Bel Air “thuyết giảng” cho n00b nghe về Franchise của McDonald tại US rồi sau đó so sánh với Franchise của Bel Air. Nói thiệt, no offense ông đó chứ …”chuối” không chịu được. Tương tự mấy ví dụ khác cũng na ná.

n00b chưa nói suy nghĩ riêng của mình về MLM nhưng rất là dị ứng mấy cái kiểu thuyết giảng vớ vẩn về model biz này biz kia của đa số những người làm MLM. Chính vì vậy MLM đã bấp bênh lại càng bấp bênh hơn do 1 số người như vậy. n00b nghĩ cũng đến lúc xem lại trình độ của MLMer, không thể để kiểu recruit ai vào cũng được như thế.

Con cái câu này
Quote:
Đồng ý luôn, N00b nói rất giống trong sách vở . But generally I find no point to show that fact here .
Books are just guidances, even if we learnt all the stuffs in Macro Economics or whatever, are we sure that we can find a good way to contribute to the country?

thì n00b cũng đồng ý luôn. Ngay cả 1 expert về Ecos cũng chưa chắc find out cái nào thật sự contribute greatly cho nền kinh tế 1 nước…nhưng…có thể dễ dàng phân biệt cái nào là xấu, nguy hại cho 1 quốc gia. Nói cách khác, những gì tốt cho cá nhân, nguy hại cho cộng đồng hiển nhiên là không good cho 1 nước đó. Mà Pyramid – endless recruiting là cái đó đó…

@gangster: n00b ko ở Chicago nhưng có nhiều bạn bè ở đó. n00b cũng từng lái xe lên đó chơi 1 tuần và công nhận rất có ấn tượng với Chicago. Từng nghĩ là thà sống ở Chicago hơn là New York hoặc Los. Nhưng mà sorry là không biết Bel Air ở Chicago. Bạn bè ở đó lâu năm cũng không biết. Amway, Herbalife ở đây còn không biết nếu mà không research về MLM thì dân bình thường sao biết đến Bel Air được?

Posted in Business | 1 Comment »

MLM: discussion about USA

Posted by LE MINH DUC on November 10, 2005

“n00b4ever wrote:
To Doremon: Nhưng có 1 điều chúng ta phải nhìn nhận thẳng vào vấn đề thông qua Facts thay vì cứ mãi miết bám theo những gì mình “đinh ninh” là đúng hay nói cách khác không dám nghĩ là mình sai.”

Dear friend, mọi thứ Doremon nói ra là suy luận dựa trên sự thật, có căn cứ. Mức độ tự tin của N00b về những gì N00b biết là rất cao đó. Tuy vậy, sự tự tin ko đồng nghĩa và không bao giờ giúp những cái chúng ta biết là hoàn toàn đúng. Trong business hay trong cuộc sống, cái gì cũng có 2 mặt
Nếu thấy doremon nói sai chỗ nào, xin chỉ rõ.

“n00b4ever wrote:
Thứ 1, người USA nói chung biết rất ít về MLM. n00b có thể làm 1 cuộc survey nho nhỏ ở trong trường ĐH, cứ hỏi chừng 50 người bạn thì chỉ có 1-2 người biết sơ sơ về MLM. Còn số người phân biệt được MLM và Pyramid thì lại càng ít nữa.”

Trước khi khẳng định điều này, N00b làm khảo sát đi cái đã.
Nhưng nhớ là đừng làm khảo sát trong trường ĐH, vì đa phần sinh viên bên Mỹ, trình độ hiểu biết về mô hình này cũng có giới hạn, và chẳng hơn gì sinh viên bên Singapore là mấy.

N00b ở bang nào của US? USA cực kì rộng lớn, liệu chúng ta có dám chắc là những gì xảy ra trong 1 cái trường đại học trong 1 bang có thể là sự thật cho cả hơn 50 bang toàn nước Mỹ ko? Nếu có thể đánh đồng như vậy, N00b gọi điện thoại vài cú lên Texas, nơi mà vẫn còn văn hóa Cao Bồi thử xem? đảm bảo là họ đa phần cũng chẳng biết gì về MLM.
Ngược lại, Singapore thì nhỏ xíu, những gì đúng ở NTU và NUS, có thể cũng đúng với cả Singapore.
Cái chính là sự thực của bạn nêu ra, hiện tại chỉ nằm trong 1 không gian hẹp thôi

Hơn nữa, cảm nghĩ của N00b có phần trái ngược với chính những sự thật mà bạn đưa ra để dẫn chứng:

“n00b4ever wrote:
sau hơn 70 năm phát triển từ ngày American Way (giờ là Amway) ra đời và sau đó là sự bùng nổ các công ty về MLM nhưng thực chất chỉ 1 số lượng rất nhỏ trụ lại được. Còn lại tất cả đều Fly-by-night.”

Như vậy nghĩa là sao? Điều đó có nghĩa là MLM đã qua mọi thử thách sóng gió, và tồn tại được bên Mỹ. N00b đừng đi hỏi sinh viên mà hãy hỏi những businessmen bên USA mà xem. Một cái mô hình tồn tại gần 1 thế kỉ như vậy, qua sự sàng lọc khốc liệt của thị trường Mỹ như vậy, mà chúng ta bảo trình độ người Mỹ về MLM là rất ít, liệu có ai có thể tin vào giả thuyết này?

N00b bảo những người phân biệt được MLM và pyramid ở Mỹ còn ít hơn nữa. Well, điều này doremon lại càng ko thể cho là đúng. Trong thời gian bùng nổ, các công ty MLM bên Mỹ làm đủ mọi cách, đủ mọi thủ đoạn, try – and – error, để giành giật thị trường nội địa và hình thành lên 1 model bền vững. Người dân US đã nếm đủ mọi mùi vị: thành công, thất bại, đau khổ, bị lừa….Chính họ là những người hiểu rõ MLM hơn ai hết

Mình xin đưa ra những dẫn chứng cho về sự phổ biến của MLM bên Mỹ, về công ty AVON do chính N00b viết bên forum NUS:
http://forum.vncnus.net/viewtopic.php?t=17614&postdays=0&post
order=asc&start=105&sid=509a12581b4e4af76a82d7eebac169cc

As an Avon Independent Sales Representative there is unlimited potential on how much money you can earn selling Avon products. While establishing your own business, you can also forge new friendships by joining the community of more than 2 million Representatives selling products in 131 countries. Since Avon has enjoyed success for over 114 years and all products are backed by an unconditional guarantee, Representatives can sell them with confidence.

One of the reason I choose Avon as a case study because it issued stock to the US market (NYSE) for a long time and the stock did perform pretty well from the very first days existed on the market. It is very interesting in my opinion.

10 years ago the stock standed at the point around $9/share and now it is around $32 with a very pursuasive effort that reflected each year. I do not have time to go into detail for now but I can insist that based on those initial fact it is completly not a scam one.”

“n00b4ever wrote:
Điều thứ 2, như n00b đã có lần đề cập bên VNCNUS và có 1 bài phân tích nhỏ về vấn đề tại sao dân USA không xem MLM là con đường duy nhất thay đổi cuộc đời mình.”

Điều này thì doremon đồng ý với quan điểm của N00b. Có người thích làm bác sĩ, kĩ sư, có người thì thích làm business, saler… nếu ai cũng lao đầu vào MLM, thì USA bị lụm bại từ lâu rùi

“n00b4ever wrote:
Chính vì vậy sau hơn 70 năm, MLM đã không thể và sẽ không bao giờ vượt qua được các loại hình kinh doanh truyền thống ở USA.”

Điều này thì quá hiển nhiên vào thời điểm hiện tại rồi. Cứ vác MicroSoft của bác Bill Gate ra mà so sánh với Armway thì biết ngay
Nhưng có 1 điều, những công ty đầu sỏ ở Mỹ cũng như trên thế giới, đều có nguyên lý chung với MLM, đó là networking , mô hình công ty mẹ, công ty con… Chính thế nên dân MLM thường hay xem MircoSoft và rất nhiều công ty bự ở Mỹ là áp dụng MLM ở mức độ tập đoàn, và lấy đó làm ví dụ thuyết phục dân thường vào tham gia MLM

“n00b4ever wrote:
Có thể khằng định những công ty nào làm MLM đúng ý nghĩa của nó đều không bao giờ đem cái vụ Marketing Cost ra so sánh giữa MLM và Non-MLM biz.”

Mình đồng ý với việc đem cái ví dụ Nike ra mà lải nhải là điều vô ích và sai lầm, tiếc là nhiều người nghe vẫn cứ gật đầu liên tục

“n00b4ever wrote:
Điều này chỉ có hại cho nền kinh tế bất cứ nước nào chứ chẳng phải là đóng Tax nhiều thì là tốt cho nước đó. Muốn biết điều gì tốt cho 1 nước về kinh tế thì nên take 1 course về Macro Economics. No offense, but it’s the truth.”

Đồng ý luôn, N00b nói rất giống trong sách vở . But generally I find no point to show that fact here General.
Books are just guidance, even if we learnt all the stuffs in Macro Economics or whatever, are we sure that we can find a good way to contribute to the country?

Best regards
Doremon

Posted in Business | 3 Comments »

MLM: discussion about Bel’Air

Posted by LE MINH DUC on November 10, 2005

gcc099 wrote:

Belair products “được” coi là luxury goods, bị đánh thuế 50%
Thích thì mang về mà bán Signs Signs , làm như kiểu AAA Bel’air cung được Signs

Mình cũng biết là bạn này khá đau sau vụ MLM vừa rồi… tuy nhiên bây giờ không phải là lúc chỉ trích nặng nề 2 bên nữa, vì đã quá nhiều người phải chịu đựng rùi. Mình biết có nhiều bạn trong AAA rất đau khổ, tuy nhiên 1 số bạn kô hề vì chuyện như vậy mà buông xuôi tất cả. Các bạn ấy vẫn đang cố gắng tìm ra 1 giải pháp nào đó, “làm sao để tốt cho cả hai” : tình bạn và business General

Chúng ta ở đây thảo luận về MLM ở đây, mục đích khuyên các bạn ấy từ bỏ AAA, có thể nói là thành công General (xin cám ơn những anh đã tiên phong như anh Cún, anh N00b…), nhưng, không thể dừng ở điểm này, vì chúng ta chưa giúp đưa ra 1 giải pháp nào cả. Cái họ cần là những lời khuyên bổ ích + hướng đi mới. Nếu chúng ta không thể đưa ra được 1 giải pháp nào, mà chỉ với mục đích kêu họ từ bỏ MLM, thì xin lỗi cho mình nói thẳng: chúng ta cũng chả khác gì các upline vô lương tâm của họ trong MLM :”đem con bỏ chợ”

Best regards
Doremon

Ps @gcc099: bạn copy and paste toàn bộ điều luật, nghị định chính phủ VN vào thread này, mình nghĩ sẽ không hiệu quả cho lắm, vì tâm lý bà con chỉ thích đọc những gì cho chính bạn này tâm huyết viết ra mà thôi.

Posted in Business | Leave a Comment »

MLM discussion

Posted by LE MINH DUC on November 10, 2005

gcc099 wrote:
( đó là trong trường hợp kok bị báo chí VN bắn chết vỡ sọ Signs )
Sinh viên VN ngoài việc chúng nó cúng tiền cho bọn tư bản Singaporean trong mạng lưới AAA còn làm gì tốt cho dân bản xứ (trừ những đứa uplines của chúng nó) hay ko?

Sự thực là báo chí Việt Nam đã vác đại liên nã vào MLM rồi , còn chết hay không, thời gian sẽ trả lời. Mình chỉ chắc 1 điều, MLM ở Singapore sẽ ko sụp đổ, và sẽ liên tục thâm nhập vào thị trường VN

Khi bạn bỏ tiền mua sản phẩm của bất kì công ty nào, MLM hay không phải MLM, bạn đều phải đóng tax (GST thì phải ) cho chính phủ Singapore. Là 1 business được luật Sing thông qua, mình nghĩ là MLM đã phải tuân thủ trách nhiệm thuế má đầy đủ (xin lỗi là về law, mình không rành lắm, có bạn này biết, mong chỉ cụ thể giúp). Và dựa vào các chiến dịch marketing của Bel’Air như là nhà tài trợ chính cho quỹ NKF (Singapore National Kidney Foundation) và các tổ chức từ thiện khác, ngoài ý định chính là tạo uy tín và đánh bóng tên tuổi ra, thì việc đóng góp cho đất nước Singapore này không phải là giả

duyduong9htv wrote:

em biết vụ NKF embezzlement chứ ? the whole board of directors are gone now…

một thời gian ở châu Âu + những hiểu biết từ bạn bè ở đó thì không ai biết MLM là cái gì hết cả….

frankly thì đã từng nghe thấy cái mác Bel’Air Paris gì đấy, sao bây giờ lại có người nói Bel’Air nguồn gốc Đài Loan ?

Dạ, về vụ embezzlement thì em chưa biết, m chỉ nhớ là học kì 2 năm ngoái, ở mấy cái Free Screening Health của NKF tổ chức ở trường mình, logo Bel’Air vẫn còn nằm ở vị trí…offical , có cả vài lọ dầu bốc khói nghi ngút nữa

Còn về bên Châu Âu, thú thực là em cũng ko biết strategy của MLM như thế nào mà chỉ có US là biết rõ mô hình này. Hồi 2003, em search thử bên Châu Âu, em cũng thấy Bel’Air có bán sản phẩm theo dạng online, có điều cũng ko biết là nó có áp dụng 100% mô hình MLM vào hay ko

Dạ, theo kiến thức nông cạn của em thì Bel’Air có nhà máy sản xuất tại Pháp, và 1 trong những nước ở Châu Á nó nhắm đầu tiên là Đài Loan. Vì rất nhiều founder, Duke đầu tiên xuất hiện ở đó. Em nghĩ 1 lý do là vì Đài Loan thích chữa bệnh theo lối Đông Y, nên thuận lợi cho Bel’Air lúc này Còn về chất lượng sản phẩm ra sao…. em ko có ý kiến

gcc099 wrote:
Không nói xấu Belair đâu, chỉ có AAA là thằng khốn nạn đáng chết , tui thì tui ủng hộ nhóm LT88 và Santa

Mừng wá, ít nhất thì nơi bắt đầu cuộc hành trình business bên Sing của mình cũng ko bị pà con chửi bới nhiều
Theo mình được biết (qua 1 chị trong AAA nói), LT88 hay là EDC hiện có 1 nhóm tách ra, gọi là GEWorld gì đó, làm theo hình thức kết hợp MLM model và traditional business. Nghe nói là có người bỏ AAA qua tham gia cái đó. Các bạn có ai có thông tin gì về GEWorld, xin chỉ giúp

Regards,
Doremon

Posted in Business | Leave a Comment »

Perception about MLM at Singapore and Vietnam

Posted by LE MINH DUC on November 10, 2005

@ Gcc099 và các bạn khác: Mình xin đưa ra quan điểm của mình về những vấn đề bạn đang thắc mắc. Mình ko có ý hỗ trợ cho WhiteKnight, chỉ là muốn chia sẻ thông tin cho các bạn. Vì thời gian có hạn (đang ôn thi ), mình xin trả lời 2 câu trước:

1/Why do Vietnamese Students outnumber your Singaporeans in your network?
2/Why do you choose Viet Nam to be your long term success in this wonderful business, not in here, Singapore?

Lí đo tại sao trong mạng lưới WK có nhiều người Việt Nam, có lẽ vì những giả thuyết sau:
1) WK là người Việt Nam thực sự Một số nguồn tin nói rằng WK ở NTU, nhưng học từ JC lên, và thường chơi với người nước ngoài nhiều hơn với người Việt. Đây có thể là tin vịt :p, nhưng nếu là sự thật, thì mình đánh giá WK rất có bản lĩnh đó . Ý kiến bản thân thì mình support giả thuyết này, vì theo mình nghĩ ko có ai đủ thời giờ mà đọc và dịch ra tiếng Anh cho một Singaporean để cãi nhau, với lại, họ cũng đang …thi
2) Xu hướng chung của business: luôn tìm đến thị trường mới, giàu tiềm năng hơn. Cũng giống với các loại hình business khác, các nước đang phát triển luôn là thị trường béo bở cho các thương nhân tư bản như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Singapore… Xét về phương diện kinh tế, thì Nhật Bản và Singapore đứng trong top các nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất . Cái gì cũng có hai mặt, chỉ trích tư bản muốn xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ cũng đúng, nhưng nếu ko có điều này, liệu Việt Nam có thể phát triển được không? Các bạn có thể so sánh hiện tại với cái thời trước khi Việt Nam mở cửa, thời mà ko ai biết đến Pepsi, Coca, mà chỉ uống Tribeco .
Lấy chính Bel’Air làm ví dụ, theo như mình biết thì Bel’Air xuất phát từ bên Pháp, nhưng không khai thác thị trường Châu Âu và US trước, mà lại nhảy vào Châu Á (Singapore, Đài Loan…). Một trong những lý do là MLM đã quá quen thuộc bên đó, người người biết MLM, nhà nhà làm MLM . Hơn nữa sản phẩm của MLM lại là consumable products, thường na ná nhau, và mức độ cạnh tranh bên đó rất khốc liệt. Họ chọn các nước Châu Á để bắt đầu cuộc hành trình, âu cũng là điều dễ hiểu.

Lí do MLM Singaporian “yêu thích” các thành viên quốc tế không chỉ Việt Nam mà còn Malaysia, Phillippine, Indo…cũng vì theo xu hướng nói trên. Singapore là thiên đường cho giáo dục, nghiên cứu, thương mại, là nơi cực kì thuận lợi để lập Headquarter cho business, nhưng không bao giờ là thiên đường để phát triển thị trường. Số dân ở đây chỉ khỏang vài triệu, 1 cái “hắt xì” (cúm) là cả nước đều biết . MLM ở đây cũng hầu như đã bão hòa. Số lượng distributors của Bel’Air năm 2003 là khoảng 50,000 người, với con số khổng lồ như vậy, để tồn tại, họ phải khai thác các thị trường xung quanh. Lý do “yêu thích” thứ hai là: các thành viên quốc tế luôn có tham vọng, và nhiệt huyết hơn là Singaporean. Ở Singapore, ai cũng yêu cái chính phủ “bảo mẫu” này. Họ chăm lo cho người Singaporean từ đầu đến chân .

Như Bác Võ Tá Hân, chủ tịch hội Guitar Singapore đã có 1 minh họa rất hay: ví 3 nước Singapore, Việt Nam và Trung Quốc như 3 gia đình
Ở Singapore, ~5 triệu dân <=> gia đình chỉ khoảng 5 đứa con. Đứa này muốn học đàn, có đàn, đứa kia muốn học vi tính, bố mẹ mua ngay cái vi tính, đứa nọ muốn đi du lịch Châu Âu, bố mẹ chiều ngay …. muốn gì có nấy
Ở Việt Nam thì dân số hơn 80 triệu, gấp 16 lần <=> 1 gia đình có 80 người con. Nội việc ăn mặc, sống qua ngày cũng đã là khó, chứ nói gì đến việc chăm lo cho mỗi người con Còn ở Trung Quốc thì sao? Dân số trên 1 tỷ <=> gia đình có 1000 đứa con …. Ủa mày là con tao hả?
Bởi thế entreprenuers xuất hiện ở Trung Quốc, Việt Nam khá nhiều, hầu như ai cũng có 1 tiềm năng lớn . Nhìn vào chính NTU, các bạn sẽ thấy, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 20%. 1 Singaporean muốn vào được NTU, chỉ phải cạnh tranh với dân bản địa, và có 80% cơ hội để vào. (Đứa roommate cũ của mình, nó chỉ cần thi JC được 4, 5 con A gì đó, là đã được chọn ). Còn với sinh viên VN thì sao? Phải cạnh tranh khốc liệt ở quê nhà, lại còn cạnh tranh với cả các nước xung quanh, Ấn Độ, TQ, Malays… để giành giật “miếng bánh” 20% còn lại.

Chính vì thế, trong con mắt khách quan của Singaporean, việc sinh viên quốc tế “bò” sang được Singapore, đã là 1 kì tích. Và hầu như ai cũng có 1 hoài bão lớn, ước mơ làm được 1 điều gì đó để chứng tỏ bản lĩnh của mình. hơn nữa, sinh viên quốc tế thường trải qua nhiều thử thách hơn Singaporean, trong đó có cả việc đối mặt với cái chết, chiến tranh, xung đột lung tung (Indo, Thái Lan)… Bởi vậy, sinh viên quốc tế còn có thêm khả năng : nắm bắt cơ hội và “Điếc không sợ súng”

Đó cũng là lý do mà mình tham gia MLM những năm 2003, để được học hỏi và thử nghiệm bản thân. Tiếc là Bel’Air bây giờ…

Sự thực thì người Việt Nam trong mạng lưới MLM là RẤT ÍT nếu so sánh với các quốc tịch khác như Malaysia, Philippines, và Singapore. Lấy Bel’Air làm ví dụ, trong số 50,000, thì các bạn thấy có bao nhiêu người Việt Nam? Nói số lượng đếm trên đầu ngón tay thì hơi quá, chứ dựa vào cái “danh sách đen”, và 1 số thông tin khác, thì liệu con số có vượt qua 100 ko?

Vì những lý đo trên, mình nghĩ MLM nói chung, hay là Bel’Air nói riêng, chiến lược chọn Việt Nam là điểm dừng tiếp theo, là điều hợp lý.

Đồng ý với WK 1 điểm, Singapore hồi trước cũng xua đuổi MLM như đuổi tà , tình huống xảy ra tương tự với Bảo Hiểm . Chính phủ thấy con cháu kêu dữ quá -> banned MLM (năm 1970 thì phải ), nhưng rồi sau đó cũng chỉnh sửa luật lệ chấp nhận MLM. (Mình nói đến MLM chân chính , còn định nghĩa chân chính là thế nào, có lẽ chính phủ Singapore hiểu rõ nhất , các bạn cứ xem các link mà các anh Cún, anh N00b đã post) Việc đó cũng đang xảy ra ở Việt Nam, lợi dụng tình hình ko nắm được thông tin, các công ty MLM nhảy vào làm ăn vội vã mà ko lường trước hậu quả, áp dụng mô hình sai lầm -> dẫn đến nhiều trường hợp lừa đảo -> làm xấu hình ảnh MLM ở Việt Nam. Ông bà có câu: “Một con sâu làm rầu nồi canh”, …đằng này có tới 95 con sâu …. hỏi làm sao tồn tại được

Tuy nhiên, mình vẫn tin tưởng vào sự đúng đắn của mô hình MLM chân chính, điều đó đã được chứng minh bởi sự tồn tại hàng trăm năm ở Mỹ, Châu Âu, và đang chập chững gánh chịu sóng gió, thử thách tại Châu Á. Theo ý kiến cá nhân, không sớm thì muộn, Việt Nam cũng sẽ chấp nhận MLM một cách open hơn.

Hồi trước upline của mình có nói 1 câu, MLM mang đến cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng thành công luôn trốn sau những khó khăn thử thách, và chỉ đến với những người vượt qua được nó. Mà theo mình biết, Rejection từ bạn bè, người thân, còn kinh khủng hơn việc vác súng ra chiến trường. Mình ko muốn tranh luận liệu ý kiến này đúng hay ko , vì thực tế hiện giờ, các sự kiện xảy ra không support quan điểm này. Nhưng mình tin rằng, quan điểm ấy sẽ đúng với 1 mô hình MLM chân chính Bài viết đã dài, hôm sau mình sẽ post trả lời câu thứ 3 của bạn Gcc099 và đưa ra 1 mô hình mà mình nghĩ phù hợp

Best regards
Doremon

Posted in Business | 1 Comment »

Ông chủ vĩ đại của Kodak

Posted by LE MINH DUC on October 30, 2005

Kodak là nhãn hiệu lừng danh nhất về máy ảnh và là một trong số 30 công ty lớn nhất nước Mỹ đã có mặt ở 200 nước. Ông chủ đầu tiên của Kodak chính là George Eastman, một nhà phát minh đồng thời cũng là một nhà kinh doanh kỳ tài.

George Eastman sinh năm 1854 tại làng Watterville thuộc một vùng ngoại ô New York. George lớn lên trong một gia đình có học và tương đối khá giả. Bố của George Eastman kinh doanh trường tư thục. Năm 1868, khi mới 14 tuổi, George Eastman bỏ học đi làm công việc đưa công văn của một công ty bảo hiểm. Tối tối, George Eastman học thêm và khi đã có bằng kế toán, ông đã xin được việc làm tại một ngân hàng thương mại với mức lương là gần 80 USD một tháng.
George Eastman khi đó là một chàng trai trẻ tình cờ được tiếp cận với những bức ảnh chụp và bị cuốn hút ngay. Đó là năm 1878, khi mà máy ảnh và công nghệ ảnh mới được phát minh, còn rất thô sơ và chưa phổ biến.
Vào lúc đó phương pháp tráng ảnh vẫn dùng tấm kính ảnh ướt đã được ra đời và áp dụng từ hơn hai chục năm trước đó. George Eastman không hài lòng với chất lượng ảnh hiện tại. Chính vì vậy, ông rất quan tâm tới phương pháp dùng tấm kính ảnh khô với hy vọng sẽ cải thiện được những tấm ảnh chụp sao cho rõ hơn, đẹp hơn.
Và George Eastman đã trở thành người đầu tiên hoàn thiện phương pháp dùng tấm kính ảnh khô đã được Madox phát minh trước đó. Thế là chỉ vì đam mê nhiếp ảnh mà George Eastman đã trở thành một trong những nhà phát minh quan trọng của lĩnh vực rất mới mẻ này.
Ngoài việc tìm ra công thức của dung môi để quét lên tấm kính ảnh thì George Eastman còn đã nghĩ ngay đến việc thiết kế một cái máy tráng hóa chất để thay thế cách làm thủ công bằng tay. Nhờ vậy mà ông có thể thực hiện các thao tác tráng phim rửa ảnh nhanh hơn nhiều.
Kể từ đó George Eastman lần đầu tiên đã nghĩ tới chuyện kinh doanh kiếm tiền trên cơ sở những phát minh của mình. Đương nhiên mặt hàng hóa chất đặc biệt dùng để quét lên tấm kính ảnh chính là sản phẩm “độc chiêu” lúc đó của nhà doanh nhân mới khởi nghiệp George Eastman.
Ngày từ khi bắt đầu con đường kinh doanh, George Eastman đã không quên một công việc quan trọng là đăng ký sở hữu bản quyền những phát minh và sáng chế quan trọng của mình liên quan đến công nghệ nhiếp ảnh, rửa ảnh. Riêng phát minh về chiếc máy tráng hóa chất thì George Eastman đã phải cất công đi tầu thủy sang tận London, cái nôi của công nghiệp điện ảnh thế giới lúc bấy giờ, để được cấp bằng sáng chế.
Với những ý tưởng đầy tham vọng. George Eastman mong muốn mở một xí nghiệp sản xuất hóa chất, phim ảnh và cả xưởng rửa ảnh thuê thật quy mô bài bản. Thế nhưng ông đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn. George Eastman gom góp tất cả mọi tài sản và tiết kiệm của mình cũng chỉ có được chưa tới 3.000 USD, quá ít để thực hiện ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Đi khắp nơi tìm nhà tài trợ hay vay vốn nhưng chẳng mấy ai tin vào dự án đầy rủi ro như vậy.
Tưởng rằng phải bỏ cuộc nhưng George Eastman vẫn quyết tâm khởi nghiệp bằng những gì mình đang có và chờ đợi thời cơ. Không có tiền thuê nhà xưởng khang trang, ông quyết định mượn tạm cái gác xép của một nhà kho để tiếp tục ý tưởng kinh doanh của mình. Ban ngày vẫn đi làm thuê kiếm sống, ban đêm ông lại quay về xưởng hóa chất ảnh của mình. George Eastman chỉ thuê thêm một người phụ việc duy nhất còn ông làm tất cả mọi việc từ pha chế, đóng chai cho đến bán hàng.
Sự quyết tâm của George Eastman đã được đền đáp đúng lúc Công ty nhiếp ảnh nổi tiếng của Anh – Mansson & Swann đã quyết định mua lại bản quyền sản xuất chiếc máy tráng hóa chất ảnh. Năm 1881, một bước ngoặt lớn đã đến với George Eastman, nhà kinh doanh Henrry Strong đã quyết định góp vốn kinh doanh với George Eastman. Công ty trách nhiệm hữu hạn Eastman Dry Platte đã ra đời. Eastman và Strong nhanh chóng trở thành một cặp bài trùng rất ăn ý trong kinh doanh.
George Eastman còn có vô số phát minh quan trọng cho công nghệ ảnh và nhiếp ảnh. Trong con người George Eastman có sự hòa quyện, giữa những yêu cầu về công nghệ ảnh và đòi hỏi của thị trường. George Eastman không ngừng cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm của mình. Ông luôn đòi hỏi ảnh phải đẹp hơn nữa, chất lượng cao hơn, mong muốn công nghệ ảnh có tính đại chúng và phổ biến hơn nữa để nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm về ảnh.
Xuất phát từ những ý nghĩ đó, George Eastman không ngừng tìm tòi và có những phát minh mới. Những tấm kính ảnh nặng nề và dễ vỡ đã được thay thế bằng một loại giấy có tráng màng phim hóa chất. Chính nhờ loại phim này mà việc chụp và rửa ảnh không chỉ dành riêng cho giới chuyên nghiệp và những người đam mê, cả những người bình thường nhất đều có thể làm được dễ dàng. Cái tên phim chụp ảnh được gọi bắt đầu từ đấy và George Eastman tiếp tục hoàn thiện thành cuộn tròn để dễ cất giữ và sử dụng.
George Eastman đã tự mày mò tạo ra dung môi và hóa chất phù hợp để rửa ảnh, phóng to ảnh. George Eastman quyết tâm thiết kế và sản xuất cho kỳ được những chiếc máy ảnh. Ông đã đoán đúng tâm lý người tiêu dùng và miệt mài hoàn thiện không ngừng để chiếc máy ảnh dễ sử dụng và ngày càng nhỏ gọn hơn.
Quyết tâm xây dựng một thương hiệu cho mình, George Eastman bắt đầu từ việc đặt tên. Cái tên Kodak ngày nay có giá trị nhiều tỷ USD đã được ông chủ George Eastman khai sinh và nuôi dưỡng một cách hết sức bài bản, công phu. Ông muốn mình có một cái tên Codac ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm mà vẫn ấn tượng với mọi đối tượng khách hàng, thậm chí mọi tiếng nói.
Lúc đầu cái tên thương hiệu này được đặt cho một máy ảnh của George Eastman sản xuất năm 1888. Để tạo khác biệt và mạnh mẽ, ông đã chọn phụ âm “K” thay cho ‘phụ âm “C” như ý tưởng ban đầu. Thương hiệu Kodak được khai sinh chính thức như vậy.
George Eastman không chỉ là một nhà phát minh tài ba mà là một doanh nhân xuất sắc. Ông đặc biệt coi trọng quảng cáo và marketing. George Eastman là cha đẻ của nhiều slogan nổi tiếng quảng cáo cho Kodak. Ngay từ đầu, Eastman đã khẳng định khách hàng của Kodak không chỉ là giới chụp ảnh và chơi ảnh chuyên nghiệp mà là tất cả. Sự tiện ích và sử dụng đơn giản nhất đã được Eastman thiết kế để ai cũng có thể chụp ảnh và chơi ảnh.
Dịch vụ hoàn hảo của Kodak thể hiện qua lời giới thiệu hấp dẫn: “Bạn chỉ cần bấm nút còn chúng tôi làm hết phần còn lại”. George Eastman đặc biệt chú ý đến các biện pháp bán hàng khuyến mãi. Ngay từ thế kỷ 19, khách hàng mua sản phẩm của Kodak đã được tặng những quyển sổ tay hay album để dán ảnh và ghi lưu niệm.
Ông chủ George Eastman luôn dành một ngân sách riêng đáng kể cho quảng cáo. Các sản phẩm của Kodak, đặc biệt là máy ảnh Kodak và phim Kodak lúc đầu chỉ có ở các trung tâm thương mại hay cửa hàng chuyên ảnh.
Nhưng sau đó George Eastman đã ký thêm hợp đồng đại lý với hầu hết các cửa hàng tạp hóa, văn phòng phẩm, quầy bán báo, thậm chí kể cả đại lý xổ số hay cửa hàng bán thuốc lá. George Eastman rất chú ý tới giới khách hàng trẻ.
Vì vậy hình ảnh quảng cáo thông qua một “Cô gái Kodak” xinh đẹp được coi là một trong những kỷ lục sống lâu của một hình ảnh quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Trên thế giới vừa xuất hiện hình thức quảng cáo, công cụ hay môi trường quảng cáo mới là George Eastman sử dụng ngay. Kodak vẫn là một trong ít thương hiệu hàng hóa quốc tế vừa có đẳng cấp cao nhưng lại vừa tiêu thụ phổ biến với mọi đối tượng khách hàng trên toàn cầu.(Theo TBKTVN)

Posted in Business, Favorite News | 1 Comment »